Post Image

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ ngày phổ biến thì các loại máy in, photocopy đã không còn xa lạ đối với mọi người. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kích thước khổ giấy chuẩn dùng trong in ấn là bao nhiêu? Tại sao chúng ta gọi các kích cỡ giấy là A0, A1, A2, A3, A4, A5,...Bài viết bên dưới sẽ giải đáp hết những thắc mắc mà bạn gặp phải.

Kích thước khổ giấy A4
Kích thước khổ giấy A4

Tại sao cần tìm hiểu kích thước khổ giấy?

Như bạn đã biết các loại máy in, photocopy được sử dụng trên thị trường hiện nay đều tuân theo một quy chuẩn về kích thước khổ giấy nhất định. Sử dụng sai kích thước giấy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc in ấn như là bị kẹt giấy, in bị lệch chữ,...

Việc tìm hiểu về kích thước khổ giấy sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được cho mình loại giấy phù hợp với nhu cầu công việc. Về tính thẩm mỹ, khi bạn tìm hiểu về kích cỡ giấy bạn có thể trình bày nội dung trên giấy sao cho phù hợp với kích thước bạn chọn, làm cho nội dung dễ nhìn và mang tính thẩm mỹ tốt hơn. Ngoài ra, việc tìm hiểu kích thước khổ giấy giúp bạn tiết kiệm được thời gian in ấn, tránh xảy ra lỗi phải in lại nhiều lần.

Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy

Có 2 loại tiêu chuẩn quốc tế về kích thước khổ giấy phổ biến như sau:

kích thước khổ giấy a0
Sản phẩm giấy dùng trong in ấn

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 là tiêu chuẩn quy định về khổ giấy, được phân loại dựa trên kích thước của bảng để tạo ra một tiêu chuẩn được sử dụng quốc tế. Tiêu chuẩn này đã được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức được nghiên cứu và công bố vào năm 1922. Theo tiêu chuẩn ISO 216 đều dựa trên nguyên tắc chiều dài là căn bậc hai của chiều rộng hoặc dựa trên tỉ lệ 1:1.4142.   

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ, khổ giấy này được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật in ấn ở các nước Hoa Kỳ, Canada, Mexico,.. Kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ được viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) xác định theo đơn vị Inch căn cứ vào các kích thước trang tính trên bội số kích thước của tiêu đề tiêu chuẩn như là: 8,5x11, 11x17, 17x22, 19x25, 23x35 và 25x38.

Vì sao lại có các loại kích thước khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5?

Như bạn đã biết các thiết bị máy In, máy Photocopy được lắp đặt và sử dụng theo một số quy chuẩn nhất định. Thì tương tự các loại giấy được sử dụng cho máy cũng phải tuân theo quy chuẩn riêng phù hợp với máy để khi chúng ta tiến hành in ấn máy có thể hoạt động tốt nhất và cho ra sản phẩm in chất lượng. Từ đó, đã hình thành các khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5,.. tùy theo mục đích sử dụng mà ta chọn kích thước phù hợp.

>>> Xem thêm: Cách làm hình dán sticker đơn giản 

Các loại kích thước khổ giấy văn phòng

Trên thực tế có chính xác các loại khổ giấy sau: A, B, C, D, E. Trong mỗi loại khổ giấy này lại có các tiêu chuẩn kích thước khổ giấy của từng loại khác nhau.

Tuy nhiên, 3 loại khổ giấy được sử dụng phổ biến hiện nay là A, B, C

Bảng chi tiết kích thước khổ giấy

Dưới đây là bảng trình bày chi tiết kích thước của khổ giấy: 

Kích thước khổ giấy A 

Khổ giấy A là loại khổ giấy được sử dụng phổ biến nhất trong văn phòng hiện nay và được đặt tên theo thứ tự tăng dần từ nhỏ đến lớn: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7.

Cỡ

Kích thước (mm)

Kích thước (Inches) 

Kích thước khổ giấy A0

841 x 1189 mm

33,1 x 46,8

Kích thước khổ giấy A1

594 x 841 mm

23,4 x 33,1

Kích thước khổ giấy A2

420 x 594 mm

16,5 x 23,4

Kích thước khổ giấy A3

297 x 420 mm

11,69 x 16,54

Kích thước khổ giấy A4

210 x 297 mm

8,27 x 11,69

Kích thước khổ giấy A5

148 x 210 mm

5,83 x 8,27

Kích thước khổ giấy A6

105 x 148 mm

4,1 x 5,8

Kích thước khổ giấy A7

74 x 105 mm

2,9 x 4,1

Kích thước khổ giấy A8

52 x 74 mm

2,0 x 2,9

Kích thước khổ giấy A9

37 x 52 mm

1,5 x 2,0

Kích thước khổ giấy A10

26 x 37 mm

1,0 x 1,5

Kích thước khổ giấy A11

18 x 26 mm

0,7 × 1

Kích thước khổ giấy A12

13 x 18 mm

0,5 × 0,7

Kích thước khổ giấy A13

9 x 13 mm

0,4 × 0,5

 

 

Kích thước khổ giấy B

Cỡ

Kích thước (mm)

Kích thước (Inches)

B0

1000 x 1414

39,4 x 55,7

B1

707 x 1000

27,8 x 39,4

B2

500 x 707

19,7 x 27,8

B3

353 x 500

13,9 x 19,7

B4

250 x 353

9,8 x 13,9

B5

176 x 250

6,9 x 9,8

B6

125 x 176

4,9 x 6,9

B7

88 x 125

3,5 x 4,9

B8

62 x 88

2,4 x 3,5

B9

44 x 62

1,7 x 2,4

B10

31 x 44

1,2 x 1,7

B11

22 x 31

 

B12

15 x 22

 

 

Kích thước khổ giấy C

Cỡ

Kích thước (mm)

Kích thước (Inches)

C0

917 x 1297

36,1 x 51,1

C1

648 x 917

25,5 x 36,1

C2

458 x 648

18,0 x 25,5

C3

324 x 458

12,8 x 18,0

C4

229 x 324

9,0 x 12,8

C5

162 x 229

6,4 x 9,0

C6

114 x 162

4,5 x 6,4

C7

81 x 114

3,2 x 4,5

C8

57 x 81

2,2 x 3,2

C9

40 x 57

1,6 x 2,2

C10

28 x 40

1,1 x 1,6

 

Vai trò của kích cỡ khổ giấy trong in ấn

Tiện lợi

Các loại máy in, Photocopy trên thị trường hiện nay đều được thiết kế để sử dụng các loại giấy theo tiêu chuẩn. Vì thế nên thật tiện lợi cho bạn khi lựa cho kích thước khổ giấy cũng như khâu chuẩn bị giấy cho việc in ấn.

Được sử dụng phổ biến

Đã từ lâu các loại kích thước khổ giấy trên đã rất phổ biến đối với khách hàng và người sử dụng dịch vụ in ấn nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn size giấy xoay quanh những kích thước đã được quy định sẵn. 

kích thước khổ giấy a4
Các loại giấy in màu

Linh hoạt

Trên thực tế, các loại giấy đều có tính liên kết với nhau về kích thước. Ví dụ: Giấy A4 sẽ bằng một nửa giấy A3. Nên trong trường hợp không thể cung cấp đủ giấy A4 bạn có thể cắt đôi tờ giấy A3 để sử dụng.

Có nhiều phần mềm hỗ trợ in ấn

Khi nhu cầu sử dụng máy in, photocopy ngày càng nhiều song song với đó người ta đã thiết kế ra nhiều phần mềm để hỗ trợ giúp cho việc in ấn diễn ra nhanh chóng và thuận lợi như: Word, Excel, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator,...

Bài viết trên chia sẻ những kiến thức về kích thước khổ giấy cũng như vai trò của của nó trong in ấn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hình dung và lựa chọn kích thước giấy phù hợp với nhu cầu của mình!

 

Các bài viết khác:

Dịch vụ in phiếu bảo hành giá rẻ

Dịch vụ in catalogue giá rẻ

Dịch vụ in tờ rơi giá rẻ

Dịch vụ in bao bì uy tín tại tphcm

G
ĐẦU