Cách phối màu trong thiết kế là một trong những nguyên tắc cơ bản mà dân thiết kế ai cũng biết để có thể cho ra những thiết kế đẹp thu hút người xem. Ngoài bố cục thì phối màu cũng là một điều rất quan trọng. Hôm nay chúng tôi sẽ cho các bạn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như các nguyên tắc để thiết kế một hình ảnh đẹp.
Bánh xe màu sắc
Khái niệm về bánh xe màu sắc trong thiết kế
Bánh xe màu bao gồm 12 màu chủ đạo, hoặc thường được mở rộng khi cần các màu phong phú hơn. 12 màu của bánh xe màu bao gồm: màu cơ bản, màu cấp 2, màu cấp 3 và màu bổ sung (nếu muốn).
Một khi bạn hiểu những điều cơ bản về màu sắc, việc chọn màu sẽ trở nên dễ dàng hơn, phù hợp và thú vị. Trên thực tế, càng biết nhiều về màu sắc, bạn sẽ càng thấy thú vị khi lựa chọn các màu sắc thiết kế, trang trí trong các mẫu logo, banner, poster hay đơn giản hơn là cách phối màu trong trang phục bạn mặc thường ngày.
Ý nghĩa của màu sắc
Trong phần ý nghĩa của màu sắc, chúng ta có thể không biết rằng mỗi màu sắc đem đến một hiệu ứng cảm xúc cụ thể. Màu sắc có thể ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn bạn có thể nghĩ, và mỗi màu có năng lượng bên trong riêng của nó.
Màu sắc cung có thể dùng để thể hiện ngôn ngữ muốn nói. Trong tiếng Anh có các thuật ngữ như “seeing red - cảm thấy tức giận”, “feeling blue - cảm thấy buồn” để ám chỉ cảm xúc của mỗi người. Bởi vì màu sắc có sự liên kết nhất định với tinh thần của chúng ta (ý nghĩa này chúng ta sẽ thảo luận nhiều hơn trong phần khác nhé).
>>> Xem thêm: Cách làm poster giới thiệu sản phẩm
Ý nghĩa màu sắc
Các nguyên tắc phối màu trong thiết kế
Sự cân bằng về màu sắc
Sự cân bằng màu có thể được thay đổi bằng cách chọn độ bão hòa của từng màu cho đến khi đạt được cân bằng màu. Độ bão hòa thường được chọn theo công thức: 0,6 Sd = 0,3 Ss = 0,1 Sa.
Ký hiệu S tương ứng với độ bão hòa của màu chính Sd, màu phụ Ss và màu nhấn Sa. Sử dụng phần mềm hoặc công cụ chọn màu, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa được giá trị S của từng màu cho đến khi thấy vừa mắt.
Độ bão hòa màu thường được đo trên thang điểm 100 - 0. Thang điểm này tương ứng với màu gốc. Nếu bạn kéo về 0, màu đồng nhất sẽ chuyển dần sang màu xám cho đến khi 100% trở thành màu xám.
Cách phối màu được áp dụng trong thiết kế, khi chọn màu chủ đạo chúng ta nên phối màu phù hợp với sản phẩm thiết kế, đồng thời cũng cần tìm ra những màu sắc phù hợp với màu chủ đạo và cho thêm một ít màu nhấn nhá tạo điểm nhấn cho thiết kế của bạn.
Cách phối màu trong thiết kế
Sự hài hòa về màu sắc
Để phối đẹp hơn trong thiết kế, ngoài quy tắc 60-30-10 và cân bằng màu sắc, cần chú ý đến sự hài hòa khi phối màu. Khi áp dụng các nguyên tắc chính xác của bánh xe màu như đối xứng, tam giác màu, v.v., bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo sự hài hòa trong mẫu thiết kế theo sở thích của bạn mà không làm ảnh hưởng mẫu thiết kế.
Không bỏ qua những điều cơ bản
Điều cần lưu ý đầu tiên là bạn cần xem kỹ từng màu sắc và cách phối màu trước khi bài trí và trang trí nội thất. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ thấy rằng nó không hề dễ dàng như bạn tưởng.
Quá trình này đòi hỏi bạn phải cần dành thời gian để tìm hiểu trước về cách phối màu, sắc thái nội thất mà bạn cho là phù hợp với không gian nhà mình. Tránh mua nhiều đồ không vừa, nói chung là không theo một kiểu dáng nhất định.
Không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc trong thiết kế
Đây là điều mà khá nhiều người mới tập tành thiết kế thực hiện khi chưa hiểu quá nhiều về bảng phối màu trong thiết kế. Việc lạm dụng quá nhiều màu sắc một lúc không chỉ khiến mẫu thiết kế trở nên lộn xộn, khó coi mà còn gây cảm giác khó chịu cho người xem.
Không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc trong thiết kế
Thêm vào đó, sự lộn xộn về màu sắc của không gian khiến chúng ta khó phân biệt được đâu là màu chủ đạo trong thiết kế. Do đó, dễ khiến giá trị của của sản phẩm thiết kế bị giảm đi ít nhiều. Nếu không phải là người am hiểu về thiết kế, tốt nhất bạn nên tuân thủ các nguyên tắc phối màu trong thiết kế còn nếu chưa hiểu thì bạn có thể đọc thêm nội dung bên dưới để biết cơ bản về các dạng phối màu
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế tờ rơi quảng cáo
Các dạng màu phối
Trong các cách phối màu trong thiết kế thì hiện tại đang có 6 cách phối màu cơ bản bao gồm:
Phối màu đơn sắc - Monochromatic
Khi sử dụng cách phối màu trong thiết kế đơn sắc, thường thì chỉ sử dụng một màu chủ đạo, hoặc đôi khi có thể sử dụng nhiều sắc độ của cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau. Vì không quá rườm rà, phức tạp nên cách phối màu đơn sắc trông rất bắt mắt. Tuy nhiên, do sự đơn giản và đôi khi đơn điệu nên khi sử dụng cách phối màu này, bạn sẽ khó tạo điểm nhấn bằng một số chi tiết trong tác phẩm của mình.
Phối màu đơn sắc
Cách phối màu đơn sắc thường được sử dụng trong các thiết kế tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị phân tâm quá nhiều vào những yếu tố khác và tập trung hoàn toàn vào những yếu tố quan trọng khác như nội dung ... Ngoài ra, cách phối màu này được sử dụng để làm cho thay đổi kiểu chữ đơn giản của đối tượng trở nên rõ ràng và hấp dẫn hơn.
Phối màu tương đồng - Analogous
Trong các màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp tốt với các màu bên cạnh trên bánh xe màu sắc. Do đó, tạo ra các phối màu rất trang nhã và hấp dẫn. Phối màu tương đồng này thường đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng phân biệt những thứ khác nhau trên sản phẩm của bạn khi sử dụng chúng. Mặc dù có rất nhiều sự pha trộn màu sắc, bởi vì các màu gần nhau trên bánh xe màu sắc nên cách phối màu này không quá lộn xộn và phức tạp. Thay vào đó, chúng sẽ rất vừa mắt người nhìn và dễ chịu.
Phối màu tương đồng
Thường thì khi làm việc với cách phối màu trong thiết kế này này, các nhà thiết kế bắt đầu bằng việc chọn một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất và các màu khác sẽ tương tác tốt với màu chủ đạo này. Sau đó nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ hai để phân biệt các phần nội dung quan trọng của sản phẩm. Màu thứ ba thường được sử dụng cho những chi tiết ít quan trọng hơn (thông thường thì sẽ là những chi tiết trang trí).
Phối màu bổ túc trực tiếp - Complementary
Cách phối màu bổ sung được dùng các cặp màu đối xứng trên bánh xe màu sắc để tạo ra các cách phối màu năng động và rực rỡ. Rõ ràng, với sự kết hợp màu sắc đối xứng, thật dễ dàng để tận dụng tối đa các chi tiết quan trọng. Cũng do sự tương phản giữa các màu sắc, cách phối màu bổ sung trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp nếu sản phẩm của bạn có phong cách thoải mái và nhẹ nhàng.
Phối màu bổ túc trực tiếp
Cũng như các cách phối màu tương tự, khi chọn màu cho cách phối màu bổ sung trực tiếp này, các nhà thiết kế thường chọn một màu chủ đạo cho mình và sau đó tìm một màu bổ sung. Tuy nhiên, khi sử dụng cách phối màu này, không nên sử dụng các màu khử bão hòa, vì như vậy các màu sẽ làm mất độ tương phản cao giữa các cặp màu, đây là một lợi thế. của bảng màu này.
Phối màu bổ túc bộ ba - Triadic
Đây là cách phối màu trong thiết kế được coi là an toàn. Bảng màu bao gồm ba màu nằm ở ba góc khác nhau của bánh xe màu sắc và tạo thành một tam giác đều. Vì cả ba màu nằm trên ba góc khác nhau của bánh xe màu sắc nên chúng kết hợp với nhau để tạo nên sự cân bằng cho cách phối màu này. Do sự cân bằng này, trong khi ba màu được dùng, đôi khi bạn có thể thấy bảng màu này khá buồn tẻ, an toàn và thiếu sáng.
Phối màu bổ túc bộ ba
Cách phối màu này rất khó sử dụng khi bạn muốn tạo điểm nhấn nào đó cho sản phẩm. Tuy nhiên, một số nhà thiết kế lại rất thích nguyên tắc phối màu thiết kế này vì chúng thường giúp sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng bởi vì sự hài hòa và cân đối giữa các gam màu được sử dụng.
Phối màu bổ túc xen kẽ - Split Complementary
Nếu bạn muốn sản phẩm của mình thu hút và gây ấn tượng với người dùng ngay từ đầu, thì cách phối màu này giúp ích cho bạn rất nhiều. Bảng phối màu trong thiết kế này bao gồm ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bánh xe màu sắc và tạo thành một tam giác cân. Đôi khi bạn có thể sử dụng màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của tam giác cân. Do sự linh hoạt trong việc lựa chọn màu sắc nên cách phối màu trong thiết kế này thường mang đến cho các design nhiều cơ hội khám phá và tìm ra những cặp màu độc lạ cho sản phẩm của mình.
Phối màu bổ túc xen kẽ
Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm có cách phối màu như thế này. Chủ yếu là màu đen và trắng, được bổ sung bởi các màu thứ ba nổi bật như đỏ và xanh bởi các chi tiết phụ. Cách phối màu này vừa đơn giản, an toàn mà lại rất hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thách bản thân và muốn sản phẩm của mình tinh tế hơn, bạn có thể sử dụng các màu bậc nhất như vàng, đỏ, xanh để làm màu chính cho sản phẩm thiết kế của mình.
Phối màu bổ túc bộ bốn - Rectangular Tetradic hay Compound Complementary
Đây là cách phối màu được coi là phức tạp nhất trong sáu cách phối màu cơ bản trong thiết kế. Tuy nhiên, nếu bạn chịu dành thời gian và công sức để lựa chọn màu sắc cẩn thận, cách phối màu này sẽ là một điểm cộng vì nó sẽ mang đến cho sản phẩm của bạn một cái nhìn hiện đại và rất mới mẻ, hoàn hảo cho nhiều xu hướng thiết kế hiện hành.
Phối màu bổ túc bộ bốn - Rectangular Tetradic hay Compound Complementary
Cách phối màu trong thiết kế này bao gồm hai cặp màu bổ sung trực tiếp. Sự tương phản và bổ trợ cho nhau giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và sự khác biệt độc đáo của cách phối màu này. Các cặp màu trong bảng màu này thoạt nhìn rất khó phối hợp với nhau cũng như dùng màu hợp lý cho nên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để lựa chọn và phối màu cho sản phẩm của mình. Kỹ thuật chọn màu cho cách phối màu này cũng cơ bản khi bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hoặc vàng) và gam màu lạnh (xanh, tím)
Kết luận
Đọc qua bài biết trên có thể bạn sẽ không thể hiểu hết được các nguyên tắc trong phối màu nhưng nó có thể cho bạn biết có bao nguyên tắc trong phối màu và cũng là một bước đệm để giúp bạn có thể áp dụng trong những mẫu thiết kế sau này của chính mình. Hy vọng bạn đã nắm được cách phối màu trong thiết kế để cho ra các thành phẩm ấn tượng!
Tham khảo thêm: